7 Cách tăng điểm tín dụng để vay vốn được ngay, mới

Bởi Nguyễn Khả Hân

Điểm tín dụng là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính. Không những là thước đo thể hiện sự uy tín trong lịch sử tín dụng của bạn mà còn là yếu tố quyết định việc yêu cầu vay vốn của bạn có được chấp thuận hay không. Chính vì lẽ đó, các cách tăng điểm tín dụng đang ngày càng được mọi người quan tâm.

Hãy cùng Wealthinasia.com tìm hiểu về điểm tín dụng và 7 cách tăng điểm tín dụng hiệu quả nhất thông qua bài viết sau đây.

Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng (FICO) có tên tiếng Anh là Credit Score là điểm số mà tổ chức tài chính đánh giá sự uy tín của bạn thông qua các hoạt động tài chính mà bạn đã và đang tham gia. 

Cụ thể, khi tham gia các quá trình vay vốn, thanh toán các khoản nợ ngân hàng việc bạn thanh toán đúng hạn sẽ làm tăng uy tín của bạn từ đó điểm tín dụng sẽ cao. 

Dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, điểm tín dụng sẽ là thước đo chung cho tất cả những cá nhân tham gia các hoạt động tài chính, đây là nền tảng để ngân hàng quyết định có duyệt hồ sơ vay hay không, hạn mức và kỳ hạn vay như thế nào?

Xem thêm:

Tầm quan trọng của điểm tín dụng trong vay vốn, mở thẻ tín dụng

Ngày nay, không chỉ ngân hàng mà đối với những tổ chức tài chính liên quan khác đều dùng điểm tín dụng như một tiêu chuẩn chung để đánh giá mức độ uy tín của khách hàng. 

Các tổ chức tài chính sẽ ấn định hạn mức vay và lãi suất dựa theo khung phân loại khách hàng theo điểm tín dụng. Đó là lý do nhiều người muốn tìm cách tăng điểm tín dụng để có thể hưởng những ưu đãi khi thực hiện các giao dịch tài chính.

Hơn thế nữa, đối với các công ty bất động sản, bảo hiểm… cũng dùng điểm tín dụng để phân biệt khách hàng tiềm năng và khách hàng có nguy cơ cao nhằm tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch. 

Cách chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng

Cách chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm tín dụng

Hiểu được các chấm điểm tín dụng là bước đầu tiên trong quá trình cải thiện điểm tín dụng của bạn. Điểm tín dụng của khách hàng sẽ được chấm dựa trên những yếu tố được nêu sau đây:

Lịch sử thanh toán khoản vay:

yếu tố này phản ánh khả năng trả nợ đúng hạn và rủi ro cho các đơn vị vay. Nếu bạn luôn hoàn thành đầy đủ theo đúng như cam kết khi vay vốn, điểm tín dụng của bạn sẽ càng cao và ngược lại.

Tổng nợ tín dụng hiện tại: 

Tỉ lệ giữa hạn mức nợ tín dụng do ngân hàng cung cấp và tổng nợ hiện tại sẽ đánh giá mức chi tiêu và khả năng trả nợ của bạn. 

Thời gian sử dụng tài khoản tín dụng: 

Thời gian sử dụng tài khoản tín dụng càng lâu độ uy tín của bạn càng được đánh giá cao. Từ khoản thời gian sử dụng, ngân hàng có thể nhận định được xu hướng tài chính và độ uy tín của khách hàng.

Ngoài ra, loại và số lượng thẻ tín dụng mà bạn đang sở hữu cũng ảnh hưởng đến điểm tín dụng. Mở quá nhiều thẻ tín dụng, đăng ký quá nhiều khoản vay cùng lúc cũng làm giảm độ uy tín của bạn.

2. Phân loại khách hàng theo thang điểm tín dụng

Căn cứ vào điểm tín dụng, khách hàng sẽ được phân loại thành các nhóm sau đây:

  • Từ 150 – 321 điểm: đây là nhóm khách hàng có rủi ro rất cao, có khả năng không thể thu hồi vốn (khoản vay quá hạn trên 360 ngày), không đủ điều kiện cho vay.
  • Từ 322 – 430 điểm: nhóm khách hàng có rủi ro cao ( khoản vay quá hạn từ 181 –  360 ngày), không đủ điều kiện cho vay.
  • Từ 432 – 569: nhóm khách hàng có mức rủi ro trung bình (khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày), lãi suất vay đối với nhóm này thường tương đối cao.
  • Từ 570 – 679 điểm: khách hàng ở mức rủi ro thấp, lãi suất thấp và hưởng nhiều ưu đãi.
  • Từ 679 – 750 điểm: nhóm khách hàng có mức rủi ro cực thấp, được hưởng mức lãi suất thấp nhất với hạn mức lớn kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Chắc hẳn sau khi phân biệt được từng nhóm khách hàng và những ưu đãi tương ứng, bất cứ khách hàng nào cũng muốn điểm tín dụng của mình đạt trên 679 điểm. Sau đây là 7 cách tăng điểm tín dụng mà bạn nên biết.

7 Cách tăng điểm tín dụng trên CIC

1. Tất toán nợ đúng thời hạn

Giữ cho lịch sử tín dụng của bạn “sạch” là yếu tố quyết định để cải thiện điểm tín dụng. Khi thực hiện bất cứ khoản vay tín dụng nào bạn cần quan tâm đến thời hạn thanh toán để hoàn thành đúng hạn. Điều này sẽ khiến đơn vị cho vay đánh giá cao uy tín và rất có lợi cho những lần vay tiếp theo.

2. Lựa chọn hạn mức vay phù hợp với khả năng chi trả

Lập một kế hoạch tài chính và lựa chọn khoản vay phù hợp với khả năng chi trả sẽ cân bằng tình trạng tài chính của bạn đồng thời tăng khả năng thanh toán đúng hạn cũng như uy tín của bạn. Không nên lựa chọn mức vay quá lớn nằm ngoài khả năng chi trả, hãy chỉ lựa chọn những khoản vay không vượt quá 50% thu nhập của bạn.

3. Tránh chi tiêu vượt hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng đối với từng cá nhân tuỳ thuộc vào ngân hàng và loại thẻ sẽ khác nhau. Khách hàng cần hiểu rõ về hạn mức này để tránh chi tiêu vượt quá mức tín dụng, khiến bạn vừa phải chịu phí phạt ở mức lãi suất cao, vừa bị trừ điểm tín dụng.

4. Không vay hộ

Về bản chất việc vay hộ không mang nghĩa tiêu cực, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Khi người được bạn thay mặt đứng ra vay chi trả không đúng hạn hay không có khả năng chi trả sẽ vừa gây thất thoát tài chính vừa ảnh hưởng xấu đến điểm tín dụng. 

5. Lưu ý về đăng ký vay thêm

Hãy hoàn thành tất toán nợ cũ trước khi bắt đầu một khoản vay mới. Việc có quá nhiều khoản vay cùng một lúc dù ở nhiều đơn vị tài chính khác nhau cũng khiến ngân hàng nghi ngờ khả năng chi trả của bạn. 

6. Tránh mở quá nhiều thẻ tín dụng

Điểm tín dụng sẽ được đánh giá trên tổng các khoản nợ của bạn, vì vậy mở quá nhiều thẻ tín dụng sẽ làm tăng tổng nợ và giảm khả năng chi trả.

 Đây là một trường hợp khá phổ biến khi thẻ tín dụng đang ngày càng được ưa chuộng bởi lợi ích mà nó mang lại, nhưng đối với ngân hàng việc sở hữu nhiều thẻ cho thấy bạn đang gặp vấn đề tài chính dẫn đến điểm tín dụng cũng sẽ giảm đi.

7. Dùng thẻ tín dụng đúng cách

Thẻ tín dụng là cách tăng điểm tín dụng hữu ích nếu nó được sử dụng đúng cách. Thẻ tín dụng là một trong những thước đo để cách công ty tài chính, bất động sản, bảo hiểm áp dụng để đánh giá độ uy tín và chọn lọc khách hàng tiềm năng.

Chính vì thế, hãy đảm bảo không chi tiêu quá hạn mức tín dụng và đảm bảo thanh toán đúng hạn để nâng cao điểm tín dụng. Ngoài ra, khách hàng nên tránh huỷ thẻ tín dụng khi chưa sử dụng tới 6 tháng, không nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng trừ khi thực sự cần thiết.

Kiểm tra điểm tín dụng online bằng cách nào?

Theo dõi điểm tín dụng thường xuyên có thể cho bạn một cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của mình,từ đó bạn hoàn toàn có thể đưa ra những điều chỉnh nhằm cải thiện điểm tín dụng phù hợp và kịp thời.

Để kiểm tra điểm tín dụng trên website hệ thống CIC bạn cần thực hiện các bước sau đây:

  • Bước 1: Truy cập vào trang chủ CIC
  • Bước 2: Đăng ký tài khoản bằng cách điền thông tin và cung cấp hình chụp CMND/CCCD theo yêu cầu
  • Bước 3: Xác minh bằng mã OTP được gửi đến số điện thoại và đăng nhập vào tài khoản
  • Bước 4: Tra cứu điểm tín dụng trên trang chủ

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về điểm tín dụng cũng như 7 cách tăng điểm tín dụng hiệu quả. Mong rằng những thông tin trên chúng tôi đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp điểm tín dụng của bạn được cải thiện và nhận được những ưu đãi như mong muốn. 

Có thể bạn chưa biết!

5/5 - (3 bình chọn)

CÙNG CHỦ ĐỀ

Leave a Comment