Những cách trốn nợ ngân hàng chắc hẳn sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Nợ ngân hàng hiện nay đang là một vấn đề khá nóng khi nhà nước đang siết chặt tín dụng và cân nhắc mức lãi suất của các ngân hàng khi giải ngân cho khách hàng.
Sau đại dịch, có rất nhiều khách hàng rơi vào tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu, điều đó ảnh hưởng đến khách hàng và ngân hàng rất nhiều. Chính vì lý do đó, nhiều khách hàng quan tâm đến cách trốn nợ ngân hàng. Vậy thực hư như thế nào cùng Wealthinasia.com tìm hiểu nhé.
Nợ ngân hàng là gì?
Nợ ngân hàng là khoản nợ tín dụng của khách hàng có dư nợ tín dụng với ngân hàng đến thời hạn thanh toán bị trễ hẹn trả nợ với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nào đó.
Trốn nợ ngân hàng là gì?
Hiểu một cách đơn giản, trốn nợ ngân hàng là tình trạng khách hàng đến hẹn thanh toán nợ với ngân hàng nhưng chưa hoặc không thanh toán khoản nợ đó.
Khách hàng vay tiền của ngân hàng, tổ chức tín dụng với nhiều mục đích khác nhau nhưng do một vài lý do khách quan và chủ quan của khách hàng dẫn đến tình trạng không kiểm soát được khoản vay và dẫn đến tình trạng trễ hẹn trả nợ. Khách hàng chậm trả, khách hàng cố tình không trả nợ đó chính là trốn nợ ngân hàng.
Xem thêm:
- Nợ quá hạn HD Saison sẽ ra sao?
- ATM Online đòi nợ như thế nào?
- Phải chăng Bảo Việt bank phá sản?
- Danh sách nợ xấu công ty tài chính FE
Tại sao khách hàng lại trốn nợ ngân hàng?
Với mỗi khoản vay ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào đó khách hàng đều phải đủ điều kiện để vay bao gồm tuổi, năng lực tài chính và là công dân hợp pháp.
Ngân hàng trước hết đã kiểm tra năng lực khách hàng trước khi giải ngân khoản vay cho khách nhưng trong quá trình vay khách hàng rơi vào tình trạng bất ổn tài chính nên có thể gây ra tình trạng nợ.
Có thể là một số nguyên nhân trốn nợ ngân hàng hiện nay!
1. Thu nhập tài chính của khách hàng bị giảm đột ngột.
Một trong nhiều nguyên nhân khiến khách hàng rơi vào tình trạng nao núng khi đến hẹn trả nợ với ngân hàng. Do một số nguyên nhân cá nhân của khách hàng như Công ty cắt giảm nhân sự hoặc biện pháp kinh doanh gặp vấn đề dẫn đến nguồn thu hàng tháng bị thiếu hụt trầm trọng.
Bên cạnh đó có thể do tình hình kinh tế không ổn định, mức lãi suất thả nổi của ngân hàng theo năm có sự dao động tăng lên cao khiến cho khách hàng cũng hạn chế khả năng chi trả.
2. Do không quản lý chi tiêu từ thẻ tín dụng.
Sử dụng thẻ tín dụng quả thật rất cần tính toán hợp lý, nó có thể giúp bạn tiện lợi rất nhiều trong những thanh toán chi tiêu hàng ngày nhưng đôi khi cũng khiến bạn giở khóc giở cười với những chi tiêu của mình.
Hạn mức thẻ tín dụng tùy thuộc vào khả năng tài chính của bạn mà ngân hàng cung cấp, đôi khi trong tháng bạn “lỡ tay” mua sắm quá đà, đến kỳ hạn hoàn tiền thẻ tín dụng của tháng sau bạn không hoàn đủ thì chúc mừng bạn đã trở thành một trong những khách hàng “có nợ với ngân hàng”.
Vậy nên khi sử dụng thẻ tín dụng, các bạn nên lưu ý không nên xài thẻ một cách vô tội vạ mà không có tính toán chi trả.
3. Khách hàng cố tình không trả nợ.
Với trường hợp này là do ý thức trả nợ của khách hàng vay vốn. Người vay dùng thủ đoạn hoặc cố tình khất nợ đối với ngân hàng.
Trường hợp khách hàng đủ khả năng chi trả khoản vay nhưng vẫn cố tình không thanh toán món nợ với ngân hàng.
Thực chất trường hợp này hiện nay không phải xuất hiện ít thậm chí rất hay gặp trong cuộc sống. Có một tổ chức tín dụng hạn chế các địa bàn hỗ trợ vay vốn vì tính trung bình nợ quá hạn, nợ xấu của khu vực đó quá cao và không đảm bảo an toàn cho tín dụng ngân hàng.
Có bao nhiêu cách trốn nợ ngân hàng?
Thực chất ra điều này là không thể. Một khi bạn đã phát sinh nợ tại ngân hàng thì việc mà bạn nên làm đó là thanh toán khoản nợ càng sớm càng tốt.
Dù bạn có ý định thay đổi chứng minh thư hay thay đổi nơi sinh sống, thay đổi số điện thoại thì điều đó cũng không giúp ích điều gì cho bạn mà sẽ gây ảnh hưởng đến những người thân liên quan.
Dù khoản nợ của bạn có ít hay nhiều nhưng nếu đã vay ngân hàng và những công ty tài chính thì bạn nên xóa bỏ khỏi đầu suy nghĩ tìm cách trốn nợ. Chưa kể tới khoản nợ của bạn sẽ ảnh hưởng đến những người thân, những người liên quan đến khoản vay vốn.
Đối với chứng minh nhân dân, dù bạn có thay đổi làm mới thì hệ thống CIC sẽ vẫn tra ra bạn có bao nhiêu dư nợ ngân hàng thậm chí nó còn hiển thị nếu bạn đã từng làm tại một tổ chức tín dụng nào đó.
Với hệ thống ngân hàng được đảm bảo bởi các cơ quan nhà nước và cơ quan công an thì không có một cách nào có thể giúp bạn trốn nợ ngân hàng thành công.
Ngân hàng có quyền khởi kiện khách hàng trốn nợ hay không?
Với trường hợp khách hàng có thiện chí trả nợ và có nguồn tài sản thanh toán vay, ngân hàng sẽ hỗ trợ tối đa giúp gia hạn thời hạn vay cho khách hàng.
Nếu như khách hàng có hành vi hợp tác với ngân hàng trả nợ nhưng lại không đủ khả năng chi trả, ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản đảm bảo.
Tuy nhiên, ngân hàng cho vay có khả năng làm đơn khởi kiện đối với khách hàng có hành vi trốn nợ. Người vay có thể bị phạt hành chính, phạt tù từ 2 – 20 năm tùy mức độ nghiêm trọng.
Rắc rối gì sẽ đến nếu bạn trốn nợ ngân hàng?
Một trong những rắc rối liên quan đến pháp luật chính là bạn sẽ bị ngân hàng khởi kiện. Đúng vậy, theo bộ luật dân sự năm 2015 điều 463 có ghi rõ:
“ Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên cho vay sẽ giao tài sản cho bên vay; khi đến kỳ hạn thanh toán bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay toàn bộ tài sản cùng loại theo đúng số lượng và chất lượng, trừ trường hợp trả lãi nếu có thỏa thuận trước đó hoặc do pháp luật quy định” .
Theo đó bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 điều 175 có nội dung như sau:
- Phạt tài chính từ 4-50 triệu đồng đối với hành vi cố tình trốn nợ, dùng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản. Phạt dưới 4 triệu đối với hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng đã bị xử lý hành chính.
- Phạt tù từ 2-7 năm với những hành vi sau: Nợ ngân hàng có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, có hành vi chiếm đoạt tài sản từ 50 – 200 triệu đồng, lợi dụng chức vụ, danh nghĩa của một tổ chức nào đó tái phạm nguy hiểm.
- Phạt tù từ 5 – 12 năm nếu chủ thể có những hành vi sau đây: có hành vi chiếm đoạt tài sản từ 200 – dưới 500 triệu đồng và gây tác động xấu đến an ninh trật tự.
- Phạt tù từ 12 – 20 năm tù nếu có hành vi chiếm đoạt tài sản trên 500 triệu đồng.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt từ 10 -100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm đảm nhiệm hành nghề làm công việc nhất định 1 – 5 năm hoặc tịch thu một phần tài sản.
Bên cạnh đó nếu trốn nợ ngân hàng, hệ thống ngân hàng quốc gia sẽ cập nhật nợ xấu của bạn, dù sau này bạn có thanh toán hết khoản nợ của mình bạn cũng sẽ gặp rắc rối nếu muốn vay khoản vay khác về sau
Chính vì vậy, câu trả lời luôn là không có cách trốn nợ ngân hàng và nếu có ý định trốn nợ bạn sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự, hình sự đối với hành vi trốn nợ ngân hàng.
Lời kết
Trốn nợ ngân hàng là một trong những hành vi bất hợp pháp và gây ra nhiều hậu quả về sau. Qua bài viết này hy vọng bạn đọc có thể hiểu được sẽ không có cách trốn nợ ngân hàng nào. Hãy chịu trách nhiệm với hành vi của mình và trở thành công dân tốt.
Có thể bạn chưa biết!
- Có nên tin dịch vụ xoá nợ xấu CIC?
- Quy trình giải ngân FE Credit trong bao lâu?
- Ai mới có thể vay tín chấp lần 2, 3 FE Credit?
- Sinh viên vay vốn ngân hàng Agribank lãi suất bao nhiêu?