Easy Credit lừa đảo? Những sự thật “Rùng mình” ít ai ngờ!

Bởi Nguyễn Khả Hân

Rất nhiều người trước khi vay online đều rất đắn đo và từ khóa được nhiều người quan tâm đó là Easy Credit lừa đảo! Sự ra đời và phát triển của các app vay tiền online làm cho việc vay tiền trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết nhưng mặt trái của vấn đề cũng rất phức tạp. 

Sự phát triển rầm rộ của vay tiền online là cơ hội cho rất nhiều kẻ xấu lợi dụng và thực hiện các hành vi lừa đảo hay tín dụng đen núp bóng app cho vay tiền online. 

Bài viết này của Wealthinasia.com sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề Easy Credit có lừa đảo không và chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm để tránh bẫy lừa đảo online nhé!

Phải chăng Easy Credit lừa đảo?

Phải chăng Easy Credit lừa đảo?

1. Easy Credit thuộc tổ chức nào?

Easy Credit là thương hiệu của Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực – một công ty tài chính lớn, uy tín với gần 15 năm phát triển. Easy Credit ra đời với mong muốn giúp khách hàng Việt Nam được tiếp cận và trải nghiệm mô hình vay tín chấp tiêu chuẩn quốc tế.

Điểm cốt lõi của Easy Credit là làm mọi thứ trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tạo nên sự khác biệt trên thị trường vay tín chấp tiêu dùng Việt Nam bằng hệ thống vận hành được tự động hóa hoàn toàn kết hợp với dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

2. Có thật Easy Credit lừa đảo không?

Với quá trình hình thành và sự quản lý của một công ty tài chính uy tín, thông tin cho rằng Easy Credit lừa đảo là sai sự thật. Các bạn có thể yên tâm về tính minh bạch của Easy Credit bởi những lý do sau:

  • Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực với gần 15 năm phát triển, là công ty uy tín có địa vị không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài.
  • Có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Có trụ sở ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
  • Thông tin về công ty, số giấy phép kinh doanh, số điện thoại hay các thông tin khác đều được cập nhật trên website.
  • Mọi thông tin về lãi suất và chi phí đều được công khai trên trang chủ của công ty.
  • Đối tác ngân hàng của Easy Credit là 2 ngân hàng lớn Vietinbank và Sacombank.

Vậy những nguồn thông tin sai sự thật về Easy Credit từ đâu mà đến, chúng ta cùng đi tìm hiểu.

Xem thêm:

Nguyên nhân dẫn đến nghi vấn Easy Credit lừa đảo?

Nguyên nhân dẫn đến nghi vấn Easy Credit lừa đảo?

Đối thủ tung tin bôi xấu.

  • Trong kinh doanh không thể thiếu cạnh tranh và cũng không ít những chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh. 

  • Easy Credit cũng có những đối thủ như thế. Việc đối thủ chơi xấu tung tin sai bôi nhọ để làm ảnh hưởng đến uy tín của Easy Credit nói riêng và công ty tài chính cổ phần điện lực nói chung – điều mà Easy Credit luôn giữ làm cốt lõi phát triển.

Khách hàng hiểu lầm về các chính sách lãi suất cho vay.

  • Không ít khách hàng không thuộc lĩnh vực kinh tế nên họ chưa hiểu rõ về các điều khoản trong hợp đồng. 
  • Hơn nữa nhiều người trước khi ký đã không cẩn thận đọc và hỏi nhân viên tư vấn những điều họ chưa hiểu do vậy có thể phát sinh hiểu lầm về vấn đề lãi suất.

Những tổ chức lừa đảo mạo danh Easy Credit.

Các đối tượng lừa đảo có nhiều thủ pháp tinh vi lợi dụng uy tín của Easy Credit nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Những đối tượng này lập những fanpage lấy hình ảnh đại diện của Easy Credit để lấy niềm tin khách hàng, qua đó lừa gạt thu thập thông tin khách hàng với nhiều mục đích xấu hoặc để bán thông tin.

Một số khác mạo danh là nhân viên Easy Credit gọi điện yêu cầu khách hàng nộp các loại phí làm hồ sơ, phí để hưởng lãi suất vay ưu đãi,…hoặc cung cấp thông tin bảo mật thẻ, mã OTP.

Nếu vay các app vay online cũng nên tìm hiểu cẩn thận vì có những app mạo danh Easy Credit và cho vay lãi suất cao.

Dấu hiệu nhận biết tài khoản chính thống của Easy Credit.

  • Không yêu cầu bất cứ phí làm hồ sơ hay phí duyệt nào. Nếu có hãy gọi đường dây nóng 19001066 để được hỗ trợ.
  • Không yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật hay mã OTP.
  • Tài khoản facebook được cập nhật bài viết mỗi tuần, có gần 9000 lượt follow.

Làm thế nào để phát hiện app giả mạo Easy Credit lừa đảo!

Làm thế nào để phát hiện app giả mạo Easy Credit lừa đảo!

Không chỉ Easy Credit bị mạo danh, còn rất nhiều các app vay tiền online nữa là ẩn bóng của tổ chức lừa đảo vay tiền bằng CMND. Vậy bằng cách nào để phát hiện các app lừa đảo. Xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm nhận biết một app có thể là app lừa đảo.

1. Lãi suất cho vay cao vượt quy định của nhà nước 

Theo quy định, lãi suất cho vay không vượt quá 20%/năm. Nếu một app cho vay với mức lãi suất cao hơn lãi suất cho phép của nhà nước là bị quy vào cho vay nặng lãi. Những app này các bạn nên tránh bởi dễ rơi vào bẫy tín dụng đen trá hình.

2. Không có đơn vị quản lý, hình thành tự phát

Đây thường là các app ảo, mục đích của chúng thường là lấy cắp thông tin cá nhân của người vay để thực hiện các mục đích xấu như bán thông tin, lấy thông tin làm việc trái pháp luật. Hãy cẩn thận trong việc cung cấp thông tin cá nhân cho người khác.

3. Không có giấy phép hoạt động

Không ít app có thông báo địa chỉ công ty, số điện thoại trên trang chủ nhưng chúng không hề có giấy phép hoạt động. Ngay cả địa chỉ và số điện thoại chúng cung cấp cũng là ảo. Chúng có thể có cơ sở ở nước ngoài, thành lập với mục đích lừa tiền của người đi vay.

4. Yêu cầu nộp các phí dịch vụ cao

Có thể lãi suất được cam kết ban đầu khá thấp xong lợi dụng sự vòng vo không minh bạch trong câu từ, chúng đưa vào hàng loạt các loại phí phạt, phí dịch vụ cao cắt cổ khiến người vay rơi vào cảnh bị vay với lãi suất cao ngất.

Yêu cầu truy cập danh bạ và truy cập các phần mềm khác như máy ảnh, icloud:

Bằng cách này, chúng có thể lấy cắp số điện thoại người thân bạn bè của bạn để làm phiền, đòi nợ, tung các tin xấu về bạn hoặc lấy các thông tin nhạy cảm để tống tiền.

Giải ngân không đúng số tiền đã vay hoặc yêu cầu nộp các loại phí rồi không giải ngân: 

Sau khi hoàn tất thủ tục vay và yêu cầu nộp các loại phí, số tiền được giải ngân thường chỉ bằng 60-80% số tiền yêu cầu vay. Lý do thoái thác của chúng đó là trừ trước lãi suất. Sau thời hạn nhất định bạn phải hoàn lại đủ số tiền đã vay ban đầu, nếu chậm sẽ phải chịu sự quấy nhiễu đòi nợ dai dẳng liên tục từ bên đòi nợ.

Thậm chí bạn nộp các phí xong thì chẳng thấy tiền đâu mà đã bị block luôn rồi.

Không thực hiện đúng cam kết: 

Các bạn đã từng gặp phải trường hợp lúc đầu thỏa thuận vay với lãi suất này nhưng sau đó app tự sửa lãi suất mà không thông báo bạn chưa, hoặc hạn vay là 14 ngày mà mới 10 ngày bạn đã bị gọi điện đòi nợ làm phiền với những lời lẽ khiếm nhã? Hay rất nhiều các hành vi không tuân thủ cam kết ban đầu khác.

Nếu có những biểu hiện này, hãy dừng lại việc vay tiền app tại đây nhé.

Yêu cầu nộp phí để sửa thông tin sai: 

Như trên đã đưa ra dẫn chứng, không ít người đi vay đã bị lừa bởi chiêu này. Thường hay gặp trường hợp báo sai 01 số tài khoản và yêu cầu phải nộp tiền, thường là 10% số tiền vay để có thể sửa thông tin, hoặc báo tài khoản đang bị đóng băng, tài khoản bị nợ xấu, yêu cầu nộp tiền bảo đảm..

Đe dọa:

Với những người cảnh giác không nộp tiền khi thấy nghi ngờ, chúng sẽ đe dọa tiền đã được chuyển về ví ảo, vẫn phải nộp tiền trả hàng tháng nếu không sẽ cho ghi nợ xấu, cho người về nhà đòi, tung tin trên mạng xã hội, lấy thông tin của bạn đi vay app khác….Những đe dọa này khiến nhiều người hoang mang lo lắng và đã chuyển tiền theo ý chúng.

Làm thế nào để tránh mắc bẫy lừa đảo của các app vay online?

1. Tìm hiểu kỹ thông tin của app trước khi vay 

Thuộc công ty tài chính hay ngân hàng nào, có giấy phép hoạt động không, website có chính thống không.

2. Tìm hiểu rõ các loại phí: 

Lãi suất, các phí dịch vụ, các loại phí phạt, số tiền được vay, thời hạn vay, khi vay số tiền được giải ngân là bao nhiêu.

3. Tìm đánh giá về app trên mạng xã hội:

Khi dự định vay một app, tìm đọc thông tin của app trên các trang mạng xã hội cũng như các đánh giá của khách hàng trước để kiểm tra uy tín.

4. Hãy thực hiện 4 không

  • Không cung cấp quyền truy cập vào các app khác, quyền truy cập danh bạ cho app vay tiền.
  • Không chuyển bất cứ khoản tiền nào vào các số tài khoản cá nhân.
  • Không tham rẻ tin vào các lời quảng cáo trên mạng.
  • Không vay app trả nợ app, tránh bị rơi vào vòng luẩn quẩn, số nợ càng lúc càng lớn.
  • Khi phát hiện là các app lừa đảo, báo ngay cho công an đồng thời cảnh báo mọi người xung quanh.

Kết luận.

Như vậy bài viết đã giúp các bạn trả lời câu hỏi Easy Credit lừa đảo không và chia sẻ một vài kinh nghiệm khi vay tiền online để tránh bị lừa đảo. Nếu bạn đang có nhu cầu vay vốn và ý định vay tại Easy Credit thì có thể yên tâm về sự uy tín của tổ chức này.

Có lời khuyên cho các bạn rằng trước khi vay tiền tại app nào cũng nên lên mạng đặt câu hỏi tương tự như Easy Credit lừa đảo không để có thể có thêm thông tin khách quan từ những người đi vay khác.

Có thể bạn chưa biết!

5/5 - (3 bình chọn)

CÙNG CHỦ ĐỀ

Leave a Comment