Năm tài khóa là gì? Quy định năm 2021 có gì thay đổi!

Bởi Nguyễn Khả Hân

Đối với mỗi quốc gia và doanh nghiệp việc xác nhận năm tài khoá là vô cùng quan trọng. Cần nắm rõ năm tài khoá của công ty là gì để có hướng phát triển phù hợp cho sự phát triển của công ty, đối với bộ phận kế toán nói riêng xác nhận năm tài chính là việc quan trọng để làm báo cáo cho một năm để gửi lãnh đạo.

Nếu bạn là một kế toán mới vào nghề hay là một doanh nghiệp hãy đọc bài viết này của Wealth In Asia để hiểu định nghĩa rõ ràng về thuật ngữ này, cách tính năm tài khoá và những quy định của Nhà nước về năm tài khoá.

Tài khoá là một thuật ngữ quen thuộc với các doanh nghiệp trong ngoài Nhà nước. Đây là một chu kỳ có hiệu lực báo cáo dự toán và quyết toán ngân sách của Nhà nước đồng thời cũng là chu kỳ kết thúc của các các doanh nghiệp. 

Có thể xem đây là một mốc thời gian để tính thuế hàng năm của một quốc gia. Tùy vào nhu cầu của các doanh nghiệp mà tài khoá có thể tính trùng vào năm dương hoặc khác năm dương.

Năm tài khóa hay trong các văn bản pháp luật của Việt Nam còn được sử dụng là năm tài chính hoặc một thuật ngữ khác nữa là năm quyết toán thuế.

Có thể hiểu đơn giản thuật ngữ năm tài khóa chính là khoảng thời gian mà chính phủ và các doanh nghiệp sử dụng làm mốc để lập báo cáo tài chính và lập dự toán ngân sách.

Quy định pháp luật về năm tài khóa?

Quy định pháp luật về năm tài khóa?

Qua khái niệm trên có thể bạn đã hiểu về năm tài khoá là gì? Vậy quy định của pháp luật về năm tài khóa như thể nào hãy cùng đọc tiếp bài viết nhé!

Năm tài khoá là khoảng thời gian có độ dài từ 52-53 tuần khoảng thời gian này tương đương 1 năm. Khoảng thời gian này được sử dụng cho việc kế hoạch lại ngân sách của quốc gia hay của các doanh nghiệp, tổ chức.

Tại Mỹ người ta gọi năm tài khoá là năm thuế còn tại Việt Nam năm tài khoá là năm ngân sách quốc gia. Tại Việt Nam Nhà nước ta quy định năm tài chính là năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc 31/12, chính vì vậy mà ta thường thấy vào thời điểm cuối năm các doanh nghiệp thường bận hơn với hàng hoá và kế hoạch hạch toán.

Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 của tháng đầu năm và kết thúc vào ngày cuối các công ty hay doanh nghiệp phải báo cáo với cơ quan tài chính biết

Cách xác định năm tài khóa

Ngày bắt đầu của năm tài khoá là từ ngày đầu tiên của tháng. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp dù bắt đầu từ ngày nào cũng cần có 1 tháng và đều đặn nhau.

Ngày bắt đầu của năm tài chính cả các doanh nghiệp trong nhà nước hay ngoài nhà nước đều áp dụng chế độ này- chế độ kế toán Việt Nam được tính là năm dương lịch. Như đã nói ở trên thì năm ngân sách quốc gia Việt Nam được nhà nước quy định là từ ngày 1/1- hết ngày 31/12 của năm.

Sự khác nhau giữa năm tài khóa và năm dương lịch là gì?

Sự khác nhau giữa năm tài khóa và năm dương lịch là gì?

Năm dương lịch thường được tính từ tháng 1 đến hết tháng 12 hằng năm. Nhưng năm tài khoá thì kéo dài từ 52-53 tuần tương đương với 1 năm nghĩa là năm tài khoá có thể kéo dài hơn một năm. Tất cả đã được nhà nước quy định mà các doanh nghiệp cần phải tuân theo.

Kế hoạch tài chính, khai báo thuế trong một năm cần được kế toán tiến hành thực hiện và báo cáo về lãnh đạo công ty để lãnh đạo năm rõ tình hình công ty và có hướng đi phát triển đúng đắn. Đồng thời là những khoản thuế phải đóng cho nhà nước.

Mỗi công ty có thể ấn định năm tài khoá là khác nhau, có sự chênh lệch so với lịch dương. Chính vì vậy kế toán của một công ty có thể sẽ gặp nhiều áp lực và khó khăn khi thực hiện các hoạt động thống kê hay tính toán tài chính.

Nên khai thuế theo năm dương lịch hay năm tài chính?

Theo quy định của Quốc hội khóa 13 về kế toán tại điều 12 Luật Kế toán số 88/2015/QH12 ngày 20/11/2015 có nội dung như sau:

Kỳ kế toán của năm được tính là 12 tháng bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng 1 tức ngày 01 cho đến hết ngày 31 của tháng cuối năm là tháng 12 dương lịch

Các đơn vị kế toán có thể lựa chọn kỳ kế toán năm theo dương lịch là 12 tháng tròn. Tức là năm tài khoá sẽ bắt đầu từ ngày 1 tháng đầu tiên của quý này cho đến hết ngày cuối cùng của tháng hay là ngày cuối quý trước thời hạn của quý tiếp theo vào năm sau.

Như vậy đơn vị kế toán cần khai thuế từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh cho đến khi kết thúc tháng, quý hoặc kết thúc năm theo quy định của Nhà nước đã đề ra.

Nếu bạn là một kế toán viên cần nắm rõ năm tài khoá là gì và các quy định của Nhà nước để lựa chọn thời gian làm báo cáo tài chính phù hợp.

Các thông tin của nhà nước đưa ra để có những quyết định khai thuế đúng quy định và phù hợp với hoạt động doanh nghiệp như:

  • Khoản a, Điều 12 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc Hội khóa 13 đã quy định.
  • Căn cứ Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 về sửa đổi Điều 12, Thông tư số 156/2013/TT-BTC-BTC có quy định.

Kết luận

Những chia sẻ của Wealthinasia hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết để tự mình tra cứu và hiểu rõ năm tài khoá là gì. Có thể thấy năm tài khoá là một dấu mốc quan trọng của doanh nghiệp đặc biệt là với bộ phận kế toán. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực này hãy ghé lại website, tại đây chúng tôi sẽ trả lời mọi thắc mắc mà bạn đang gặp phải một cách nhanh nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

CÙNG CHỦ ĐỀ

Leave a Comment