Ngân hàng nào có nguy cơ phá sản là thông tin rất nhiều người quan tâm. Đây là cơ sở để bạn quyết định xem mình nên gửi tiền vào đơn vị nào. Vậy ngân hàng phá sản là gì và liệu có nguy cơ xảy ra ở Việt Nam không?
Wealth In Asia sẽ giải đáp và trả lời câu hỏi ngân hàng nào có nguy cơ phá sản. Tham khảo chi tiết thông tin qua bài viết sau. vấn đề này chi tiết qua bài viết sau.
Ngân hàng phá sản là gì
Trong lĩnh vực ngân hàng, phá sản là thuật ngữ nhạy cảm. Không tổ chức nào muốn bị gắn với cụm từ này, bởi nó đi kèm với nhiều hệ quả. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, thông tin tổ chức tín dụng phá sản ngày càng nhiều. Vậy rốt cuộc, như thế nào là ngân hàng phá sản và điều này có dễ xảy ra?
Cụ thể, phá sản là việc một ngân hàng dừng tất cả các hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân của điều này là do đơn vị không hoàn thành được nghĩa vụ của mình. Khách hàng ngày càng giảm, tình hình nợ xấu tăng và chủ yếu là không thể lấy lại vốn. Các khoản đầu tư lớn của ngân hàng không có lãi cũng dẫn đến phá sản.
Ngân hàng nào có nguy cơ phá sản?
Hiện nay chưa có ngân hàng nào ở Việt Nam đứng trước nguy cơ phá sản. Ngân hàng Nhà nước vẫn đang nỗ lực trong quá trình quản lý, duy trì hoạt động các tổ chức. Bên cạnh đó, nếu thực sự có đơn vị gặp vấn đề, thông tin cũng sẽ không được công khai vì nhiều lý do khác nhau.
Mặt khác, việc xuất hiện tin đồn phá sản gắn với ngân hàng nào đó gây ra nhiều hệ lụy. Nghiêm trọng nhất chính là niềm tin của khách hàng với tổ chức không còn. Họ có thể rút toàn bộ số tiền đã gửi và không còn sử dụng dịch vụ ngân hàng. Thông tin sai lệch này ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của nước nhà.
Những dấu hiệu của một ngân hàng phá sản
Một ngân hàng phá sản thường không có dấu hiệu rõ ràng. Một người bình thường sẽ không phân biệt được, chỉ có các chuyên gia mới có thể dự đoán. Theo chia sẻ, để xác định ngân hàng nào có nguy cơ phá sản cần dựa vào:
- Báo cáo tài chính xuất hiện nhiều thông tin về tổng dư nợ, các trường hợp không thể thu hồi vốn;
- Tiền gửi của khách hàng giảm, khi rút ngân hàng cũng không thể hỗ trợ ngay;
- Tình trạng cho vay của ngân hàng giảm dần và không có dấu hiệu hồi phục.
Liệu các ngân hàng có phá sản tại Việt Nam không?
Từ trước đến nay chưa có trường hợp ngân hàng phá sản tại nước ta. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này, bao gồm cả từ phía ngân hàng và người tiêu dùng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước luôn cố gắng hạn chế tình trạng tuyên bố phá sản. Bởi điều này gián tiếp công nhận quá trình quản lý của tổ chức có vấn đề.
Mặt khác, việc tuyên bố phá sản sẽ để lại nhiều hậu quả cần giải quyết. Trong khi đó, Nhà nước ta vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Pháp luật Việt Nam cũng chỉ có một vài điều khoản tương đối hạn chế với ngân hàng phá sản. Thay vào đó, Ngân hàng Nhà nước chọn giải pháp mua lại với giá 0 đồng.
Ngoài ra, nếu thực sự có xuất hiện ngân hàng nào có nguy cơ phá sản, niềm tin của người dân sẽ lung lay. Họ sẽ chọn cách tích trữ tiền khác thay vì gửi tín dụng. Điều này thể hiện qua việc mua bất động sản, mua vàng, tự giữ tiền. Vấn đề xã hội có thể gia tăng thông qua các hoạt động này.
Tình trạng kinh doanh các ngân hàng lớn hiện nay
Các ngân hàng lớn thường bị gắn với cụm từ phá sản vì nhiều lý do. Thế nhưng, điều này có thực sự xảy ra không chỉ có Ban lãnh đạo tổ chức xác định được. Về tình hình kinh doanh, các đơn vị vẫn cho thấy sự ổn định.
1/ Ngân hàng Đông Á phá sản?
Đây là thông tin sai lệch vì đến nay, hoạt động của Đông Á vẫn ổn định. Ngân hàng này ghi nhận số nhà đầu tư tăng cao từ đầu năm 2020. Theo các chuyên gia, có thể Đông Á đang chọn cách tái cơ cấu nhằm cải thiện các yếu kém còn tồn tại.
2/ Ngân hàng SCB sắp phá sản?
SCB không thuộc top ngân hàng lớn nhưng vẫn có sự phát triển ổn định. Cụ thể, ngân hàng này đang nằm trong top dẫn đầu tổ chức tín dụng tư nhân.
Hoạt động huy động vốn diễn ra bình thường và có sự tăng trưởng nhẹ. Theo Ban lãnh đạo SCB, đây là dấu hiệu đáng mừng trong thời điểm này.
3/ Ngân hàng Bảo Việt phá sản?
Thông tin ngân hàng Bảo Việt sắp phá sản xuất hiện từ khá sớm. Điều này được dự đoán thông qua tỷ lệ nợ xấu của đơn vị tăng khá nhiều.
Tuy nhiên, việc có phá sản hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Bạn nên tỉnh táo trước những thông tin này để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.
4/ Ngân hàng Vietinbank phá sản?
Ngân hàng Vietinbank từng xảy ra một số biến cố lớn nên nhiều người vẫn không tin tưởng về sự ổn định của đơn vị. Tuy vậy, đến nay, Vietinbank vẫn nằm trong top ngân hàng lớn nên bạn có thể an tâm. Các tỷ lệ có lợi như huy động vốn, cho vay tăng nhẹ trong năm 2020 và 2021.
5/ Ngân hàng VPBank phá sản?
Lợi nhuận tăng cao là dấu hiệu lớn nhất cho thấy VPBank không phá sản. Bạn có thể an tâm đầu tư vào đây và thu lại số lãi lớn thay vì tin tưởng thông tin không có căn cứ.
Nếu ngân hàng phá sản rồi thì phải làm gì?
Sẽ rất tệ nếu một ngân hàng bị tuyên bố phá sản. Hệ lụy sau cùng không chỉ đối với nhân viên mà còn với khách hàng. Các thông tin bạn cần nắm rõ nếu rơi vào trường hợp này là:
1/ Quyền lợi khách hàng cá nhân
Ngân hàng phá sản là điều khách hàng cá nhân không mong muốn nhất. Việc tổ chức đứng ra “giữ tiền” cho bạn gặp vấn đề đồng nghĩa với quyền lợi của bạn bị ảnh hưởng. Pháp luật sẽ có các quy định để bảo vệ bạn, nhưng không thể bù đắp toàn bộ mất mát.
2/ Ngân hàng phá sản đền bao nhiêu?
Trường hợp ngân hàng vẫn còn tài sản, bạn sẽ được đền bù một phần số tiền đã gửi, nếu không sẽ mất trắng toàn bộ. Bảo hiểm dành cho khách hàng cá nhân trong trường hợp này là 75 triệu đồng. Đây là lý do nhiều người gửi hàng tỷ đồng chỉ nhận lại được một phần nhỏ và bị lao đao.
Kết luận.
Ngân hàng nào có nguy cơ phá sản tại nước ta là thông tin chưa bao giờ rõ ràng. Dù vậy, hiện nay vẫn có rất nhiều tin đồn liên quan đến các tổ chức này. Là người tiêu dùng thông minh, bạn hãy tham khảo tin tức có chọn lọc. Bạn hãy đánh giá chất lượng dịch vụ và tiềm lực ngân hàng để gửi tiền khi cần nhé.
Có thể bạn chưa biết!
- Bảng xếp hạng ngân hàng uy tín nhất Việt Nam
- Cách đổi mật khẩu ACB Online ngay sau khi quên
- Hiểu nhanh lãi suất chiết khấu và tầm quan trọng ra sao!
- Danh sách 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ tốt nhất năm