Vay tiền tín dụng đen không trả có sao không? Sự thật là…

Bởi Nguyễn Khả Hân

Liệu vay tiền tín dụng đen không trả có sao không? Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hoặc kinh doanh, nhiều cá nhân mong muốn tìm kiếm các dịch vụ cho vay chất lượng. Bên cạnh nguồn vay chính thống từ các ngân hàng nhà nước, nhiều người còn lựa chọn các khoản vay tín dụng đen. 

Tuy nhiên, với mức lãi suất cao ngất ngưỡng, khả năng chi trả của người vay không còn được đảm bảo thì hậu sau khi vay tiền tín dụng đen không trả sẽ như thế nào, Taichinhz sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết bài viết này hơn!

Tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen hay bên cho vay nặng lãi là tên gọi dùng để chỉ các khoản tín dụng không chính thống và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người vay. 

Tín dụng đen cung cấp hình thức cho vay không đòi hỏi thủ tục nhưng lại có mức lãi suất cho vay cao ngất ngưởng. Lãi suất cho vay của tín dụng đen thường vượt ngưỡng 150% theo quy định của ngân hàng nhà nước.

Tín dụng đen không chịu sự quản lý của pháp luật hiện hành, chính vì vậy người vay tín dụng đen không được hưởng bất kỳ sự bảo vệ nào của luật pháp. 

Một khi mức vay gốc và tiền lời đã quá cao, người vay gần như không còn khả năng chi trả. Điều này dẫn đến băn khoăn lớn nhất của người vay lúc này là vay tiền tín dụng đen không trả có sao không.

Có nên vay tiền tín dụng đen không?

Có nên vay tiền tín dụng đen không?

Mỗi người đều biết tín dụng đen là hình thức tín dụng vi phạm pháp luật và không nên vay tiền tín dụng đen. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bắt buộc phải lựa chọn tín dụng đen vì những lý do sau:

1. Không thể vay mượn người thân, bạn bè

Thông thường khi rơi vào tình trạng cần vay tiền, lựa chọn đầu tiên mọi người sẽ tìm đến sự giúp đỡ của bạn bè và người thân. Tuy nhiên, không thể loại trừ trường hợp người thân hoặc bạn bè cũng rơi vào tình trạng khó khăn về mặt tài chính. Trong những trường hợp này, người thân và bạn bè không thể là nguồn vay được nữa. 

Bên cạnh đó, nhiều người có tâm lý ngại cho bạn bè hoặc người thân vay tiền do sợ khó đòi và mất lòng. Vì thế, việc hỏi vay tiền từ các nguồn này cũng không đảm bảo tính khả thi. Do đó, người vay buộc phải lựa chọn các khoản tín dụng đen.

2. Đăng ký vay ngân hàng, công ty tài chính bị từ chối

Một nguồn vay đáng tin cậy khác là vay ngân hàng. Tuy nhiên, có không ít trường hợp hồ sơ vay bị ngân hàng từ chối. 

Nguyên nhân có thể là do ngân hàng không tin tưởng vào khả năng chi trả của người vay. Tài sản thế chấp của người vay có giá trị quá thấp hoặc không rõ nguồn gốc cũng bị ngân hàng từ chối.

Bên cạnh đó, nếu người đi vay làm hồ sơ để vay hộ cho người khác cũng sẽ không nhận được sự chấp thuận của ngân hàng. 

Các bộ hồ sơ vay có các hồ sơ, thủ tục bị làm giả, giấy tờ không minh bạch hoặc không thể liên lạc với người vay cũng sẽ bị từ chối. Vì thế người vay bắt buộc phải tìm đến các khoản vay tín dụng đen.

3. Nợ xấu tài chính

Nợ xấu tài chính là các khoản nợ dưới chuẩn, quá hạn, bị nghi ngờ về khả năng thanh toán của người vay và khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. 

Nợ xấu thường xảy ra khi người vay nợ tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Theo trung tâm thông tin tín dụng CIC phân loại, nợ xấu là các khoản nợ đã quá thời hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên. Cụ thể:

  • Nhóm 1 – nhóm nợ đủ tiêu chuẩn: là các khoản nợ quá hạn từ 1 đến 20 ngày.
  • Nhóm 2 – nhóm nợ cần chú ý: là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
  • Nhóm 3 – nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: là các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
  • Nhóm 4 – nhóm nợ nghi ngờ: là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
  • Nhóm 5 – nhóm nợ có khả năng không thể thu hồi vốn: là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Như vậy, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Dưới thời hạn 90 ngày, khoản vay không bị xếp vào danh sách nợ xấu. Thông tin và lịch sử nợ xấu của người vay sẽ được lưu trữ tại CIC.

Vay tiền tín dụng đen không trả có sao không?

Câu trả lời là có. Với mức lãi suất cao như siết cổ người vay, nhiều người lâm vào tình trạng không còn đủ khả năng trả nợ. Lúc này, người vay sẽ phải chịu đựng các hình thức tra tấn tinh thần của bên cho vay.

1. Phí phạt rất cao!

Bên cạnh mức lãi suất cao ngất, vay tín dụng đen còn thu của người vay vô vàn loại phí khác nhau. Phí vay ban đầu, phí nhắc nợ, phí tính lãi, … là những khoản phí mà bên cho vay sẽ thu trong quá trình vay. 

Khi người vay thanh toán trễ hạn, bên cho vay sẽ thu thêm các loại phí như phí trả chậm. Việc phí chồng phí với cách tính bậc thang sẽ cộng dồn thành một khoản khổng lồ.

Thực tế cho thấy, nhiều người đi vay tín dụng đen với khoản vay gốc là 1,6 tỷ đồng nhưng mặc dù đã trả hơn 2 tỷ, người vay vẫn còn nợ 1 tỷ. Đây là số tiền được sinh ra từ các khoản phí phụ thu của bên cho vay.

2. Thường xuyên gọi điện, nhắn tin đe dọa

Khi người vay thanh toán quá hạn, các cuộc gọi và tin nhắn đe dọa sẽ liên tục được gửi đến số điện thoại người vay. Nội dung các cuộc gọi và tin nhắn này thường mang tính đe dọa sẽ làm tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của người vay. Đây được xem là các giai đoạn khủng bố đầu tiên của bên cho vay tín dụng đen.

Nhiều người do quá hoảng sợ nên đã thay đổi số điện thoại liên lạc với hy vọng có thể thoát được sự đe dọa của bên cho vay. Tuy nhiên, bằng cách nào đó mà bên cho vay luôn tìm ra được thông tin liên lạc mới của con nợ. Họ sẽ tiếp tục gửi tin nhắn và cuộc gọi đe dọa đến địa chỉ liên lạc mới của người vay.

3. Đến tận nơi đang làm việc, sinh sống đòi tiền

Sau khi tiến hành bạo lực tinh thần bằng cách nhắn tin và gọi điện đe dọa, bên cho vay tín dụng đen sẽ trực tiếp đến đòi nợ tại nhà con nợ. 

Các hình thức tấn công khác như tạt sơn vào cổng nhà, ném rác vào nhà, hoặc đập phá cửa nhà thường xuyên xảy ra đối với người vay tín dụng đen.

Khi con nợ quá sợ hãi và khủng hoảng, họ chọn cách chuyển nhà để có thể trốn tránh sự tấn công của bên cho vay. Tuy nhiên, tương tự như số điện thoại, bên cho vay luôn tìm ra được địa chỉ mới của người vay và tiếp tục các hành vi đe dọa.

Có nên vay tiền online thay thế cho tín dụng đen?

Tuy vẫn là một nguồn cho vay không chính thống, vay tiền online vẫn được khuyến khích để thay thế cho tín dụng đen. 

1. Lãi suất minh bạch

Các app vay tiền online hiện nay đều công khai rõ ràng mức lãi suất vay theo thời hạn tháng hoặc năm. Mức lãi suất này thường không quá cao hơn so với lãi suất được niêm yết của ngân hàng nhà nước. 

Thông thường, chúng vẫn nằm trong khoảng 150% của lãi ngân hàng theo quy định của nhà nước.

2. Hạn mức vay tiền phù hợp

Khi vay tiền từ các app online, nhất là vay tiền MoMo, người vay sẽ được áp dụng một hạn mức cho vay nhất định. Tùy thuộc vào khả năng chi trả của người vay mà có thể lựa chọn hạn mức vay phù hợp. 

Hạn mức cho vay được áp dụng nhằm đảm bảo app cho vay có thể thu hồi vốn do không vượt ngưỡng khả năng thanh toán của người vay.

3. Không gọi điện thẩm định hay ghé nhà khảo sát

Bản chất vẫn là một hình thức cho vay không chính thống, các app vay tiền trả góp theo tháng chỉ cần CMND không đòi hỏi phải gọi điện thẩm định hay khảo sát tại nhà người vay. Người vay chỉ cần điền thông tin cá nhân theo hướng dẫn của app online là đã có thể được vay tiền.

Lời kết

Vay tín dụng đen là một hình thức tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để tránh các vấn đề liên quan đến việc vay tiền tín dụng đen không trả có sao không, người vay nên lựa chọn những hình thức vay an toàn và đảm bảo hơn.

5/5 - (1 bình chọn)
Banner
  • Cập nhật danh sách vay vốn uy tín
  • Hạn mức vay linh hoạt, phù hợp khả năng chi trả
  • Nói không với tín dụng đen hay đơn vị không có GPKD
  • Minh bạch, rõ ràng là yếu tố cốt lõi cho một khoản vay uy tín

CÙNG CHỦ ĐỀ

Leave a Comment